BẢN DỊCH GIẤY PHÉP GNU AFFERO GENERAL PUBLIC LICENSE

(phiên bản 3, 19/11/2007)

Bản gốc (English): https://www.gnu.org/licenses/agpl.html

Bản quyền © 2007 Free Software Foundation, Inc. <http://fsf.org/>

Bất kỳ ai cũng được phép sao chép và phân phối các bản sao y nguyên của tài liệu giấy phép này, nhưng việc thay đổi là không được phép.

Lời tựa

Giấy phép GNU Affero General Public License là một giấy phép tự do, copyleft cho các phần mềm và các dạng khác của các công việc, đặc biệt được thiết kế để đảm bảo sự hợp tác với cộng đồng trong trường hợp của các phần mềm máy chủ mạng.

Các giấy phép cho hầu hết các phần mềm và các công việc trong thực tế khác được thiết kế để tước bỏ sự tự do chia sẻ và thay đổi các công việc. Ngược lại, giấy phép General Public License của chúng tôi có mong muốn để đảm bảo sự tự do của bạn để chia sẻ và sửa đổi tất cả các phiên bản của một chương trình – để chắc chắn nó vẫn giữ là phần mềm tự do cho tất cả những người sử dụng của nó.

Khi chúng tôi nói về phần mềm tự do, chúng ta đang nói tới sự tự do, chứ không phải về giá thành. Giấy phép General Public License của chúng ta được thiết kế để chắc chắn rằng bạn có sự tự do để phân phối các bản sao của phần mềm tự do (và sửa đổi đối với chúng nếu bạn muốn), rằng bạn nhận được mã nguồn hoặc có thể có được nó nếu bạn muốn nó, rằng bạn có thể sửa đổi phần mềm hoặc sử dụng các mẩu của nó trong các chương trình tự do mới, và rằng bạn biết bạn có thể làm được những thứ như thế.

Các lập trình viên mà sử dụng giấy phép General Public License của chúng tôi sẽ bảo vệ được các quyền của các bạn với 2 bước: (1) khẳng định bản quyền về phần mềm, và (2) chào cho bạn Giấy phép này mà nó trao cho bạn quyền hợp pháp để sao chép, phân phối và/hoặc sửa đổi phần mềm.

Lợi ích thứ hai của việc bảo vệ tất cả sự tự do của người sử dụng là việc những cải tiến được thực hiện trong tất cả các phiên bản luôn phiên nhau của chương trình, nếu chúng nhận được sự sử dụng rộng rãi, trở thành sẵn sàng cho những lập trình viên khác để kết hợp. Nhiều lập trình viên của phần mềm tự do được cổ vũ và khuyến khích bằng sự hợp tác có kết quả. Tuy nhiên, trong trường hợp của phần mềm được sử dụng trên các máy chủ mạng, kết quả này có thể bị thất bại để trở thành sự hợp tác có kết quả. Giấy phép GNU General Public License cho phép việc tạo ra một phiên bản được sửa đổi và để cho việc truy cập công khai nó trên một máy chủ mà không bao giờ phải tung mã nguồn của nó ra cho công chúng.

Giấy phép GNU Affero General Public License được thiết kế một cách đặc biệt để đảm bảo rằng, trong những trường hợp như vậy, mã nguồn được sửa đổi trở nên sẵn sàng cho cộng đồng. Nó đòi hỏi người vận hành của một máy chủ mạng phải cung cấp mã nguồn của phiên bản được sửa đổi chạy ở đó cho những người sử dụng của máy chủ đó. Vì thế, sự sử dụng công khai của môt phiên bản được sửa đổi, trên một máy chủ truy cập được một cách công khai, sẽ trao sự truy cập công khai cho mã nguồn của phiên bản đã được sửa đổi đó.

Một giấy phép cũ hơn, được gọi là Affero General Public License và được xuất bản bởi Affero, đã được thiết kế để thực hiện các mục đích tương tự. Đây là một giấy phép khác, không phải là một phiên bản của Affero GPL, nhưng Affero đã tung ra một phiên bản mới của Affero GPL mà nó cho phép việc cấp phép lại theo giấy phép này.

Các điều khoản và điều kiện chính xác cho việc sao chép, phân phối và sửa đổi như dưới đây.

CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN

 0. Các định nghĩa

  • “Giấy phép này” tham chiếu tới phiên bản 3 của GNU Affero General Public License.

  • “Bản quyền” cũng có nghĩa là các luật về bản quyền mà áp dụng cho các dạng khác của công việc, như các mặt nạ của bán dẫn.

  • “Chương trình” tham chiếu tới bất kỳ công việc có thể trao bản quyền được cấp phép theo Giấy phép này. Mỗi người được cấp phép được gọi là “Bạn”. “Những người được cấp phép” và “những người nhận” có thể là những cá nhân hoặc tổ chức.

  • Để “sửa đổi” một công việc có nghĩa để sao chép từ hoặc áp dụng tất cả hoặc một phần của công việc này theo một cách thức đòi hỏi quyền có bản quyền, khác với việc làm ra từ một bản sao chính xác nào đó. Kết quả của công việc được gọi là một “phiên bản đã được sửa đổi” của một công việc trước đó hoặc một công việc “được dựa trên” công việc trước đó.

  • Một “công việc bao trùm” có nghĩa hoặc Chương trình chưa bị sửa đổi hoặc một công việc dựa trên Chương trình này.

  • Để “nhân giống” một công việc có nghĩa làm bất kỳ thứ gì với nó mà, nếu không có quyền, có thể làm cho bạn có trách nhiệm pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp đối với việc vi phạm theo luật bản quyền được áp dụng, ngoại trừ việc thực hiện nó trên một máy tính hoặc việc sửa đổi một bản sao cá nhân. Việc nhân giống bao gồm việc sao chép, phân phối (với hoặc không với sự sửa đổi), làm cho sẵn sàng đối với công chúng, và trong một số quốc gia cả một số hoạt động khác nữa. Để “truyền” một công việc có nghĩa là bất kỳ dạng nhân giống nào mà cho phép những bên khác làm ra hoặc nhận các bản sao. Chỉ sự tương tác với một người sử dụng thông qua một mạng máy tính, mà không có sự truyền một bản sao nào, là không phải việc truyền.

  • Một giao diện người sử dụng tương tác hiển thị “Những lưu ý Pháp lý Thích hợp” cho sự mở rộng mà nó bao gồm sự tiện lợi và tính năng có thể nhìn thấy được một cách nổi bật mà (1) hiển thị một lưu ý về bản quyền thích hợp, và (2) nói cho người sử dụng rằng không có đảm bảo cho công việc này (ngoại trừ đối với sự mở rộng mà những đảm bảo đó sẽ được cung cấp), rằng những người được cấp phép có thể truyền đi công việc theo Giấy phép này, và cách để xem một bản sao của Giấy phép này. Nếu giao điện trình bày một danh sách các lệnh hoặc lựa chọn của người sử dụng, như một thực đơn, thì một khoản nổi bật trong danh sách này sẽ đáp ứng được tiêu chí này.

1. Mã nguồn

  • “Mã nguồn” cho một công việc có nghĩa là dạng được ưa thích của công việc cho việc tiến hành những sửa đổi cho nó. “Mã vật thế” có nghĩa là bất kỳ dạng không phải mã nguồn nào của một công việc.

  • Một “Giao diện Tiêu chuẩn” có nghĩa là một giao diện mà nó hoặc là một tiêu chuẩn chính thức được xác định bởi một cơ quan tiêu chuẩn được thừa nhận, hoặc, trong trường hợp của các giao diện được chỉ định cho một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó, một thứ mà nó là được sử dụng rộng rãi giữa các lập trình viên làm việc trong ngôn ngữ đó.

  • “Các thư viện hệ thống” của một công việc thực thi được bao gồm mọi thứ, khác với công việc một cách tổng thể, mà (a) được đưa vào trong dạng thông thường của việc đóng gói một Thành phần Chính, nhưng nó không phải là một phần của Thành phần Chính đó, và (b) chỉ phục vụ để cho phép sử dụng công việc với Thành phần Chính đó, hoặc để triển khai một Giao diện Tiêu chuẩn mà đối với nó một triển khai cài đặt là sẵn sàng cho công chúng ở dạng mã nguồn. Một “Thành phần Chính”, theo ngữ cảnh này, có nghĩa là một thành phần chính cơ bản (nhân, hệ thống cửa sổ, vân vân) của hệ điều hành cụ thể (nếu có) trên đó công việc thực hành được này chạy, hoặc một trình biên dịch được sử dụng để sản xuất ra công việc này hoặc một trình biên dịch đối tượng được sử dụng để chạy nó.

  • “Nguồn Tương ứng” cho một công việc ở dạng mã nguồn của vật thể có nghĩa là tất cả mã nguồn cần để tạo ra, cài đặt, và (để cho một công việc thi hành được) chạy mã nguồn vật thể và để sửa đổi công việc, bao gồm các script để kiểm soát các hoạt động đó. Tuy nhiên, nó không bao gồm các Thư viện Hệ thống của công việc, hoặc các công cụ cho các mục đích chung hoặc các chương trình tự do thường có sẵn mà sẽ được sử dụng không bị sửa đổi trong việc thực hiện các hoạt động này nhưng nó không là một phần của công việc. Ví dụ, Nguồn Tương ứng bao gồm các tệp định nghĩa giao diện có liên quan với các tệp nguồn cho công việc, và mã nguồn cho các thư viện được chia sẻ và được kết nối một cách năng động với các chương trình phụ mà công việc này được thiết kế một cách đặc biệt để yêu cầu, như bằng việc giao tiếp các dữ liệu riêng tư hoặc kiểm soát tiến trình giữa các chương trình phụ này và các phần khác của công việc.

  • Nguồn tương ứng cần không bao gồm bất kể thứ gì mà những người sử dụng có thể tự động tạo ra từ các phần khác của Nguồn Tương ứng.

  • Nguồn Tương ứng đối với một công việc ở dạng mã nguồn chính là công việc đó.

2. Các quyền cơ bản

  • Tất cả các quyền được đảm bảo theo Giấy phép này sẽ được đảm bảo về bản quyền về Chương trình, và được cung cấp một cách không thể bãi bỏ được mà các điều kiện được nêu ra được đáp ứng. Giấy phép này rõ ràng khẳng định quyền không hạn chế của bạn để chạy Chương trình chưa được sửa đổi. Đầu ra từ việc chạy một công việc bao trùm được bao trùm bởi Giấy phép này chỉ nếu đầu ra đó, nội dung của nó, được coi là một công việc được bao trùm. Giấy phép này nhận thức được các quyền sử dụng hợp pháp của bạn hoặc những quyền tương đương khác, như được cung cấp bởi luật bản quyền.

  • Bạn có thể làm, chạy và truyền giống các công việc được bao trùm mà bạn không truyền, không có những điều kiện miễn là nếu khác đi thì giấy phép của bạn vẫn còn có hiệu lực. Bạn có thể truyền các công việc bao trùm cho những người khác chỉ vì mục đích duy nhất để nhờ họ thực hiện những sủa đổi cho riêng bạn, hoặc cung cấp cho bạn với những điều kiện thuận lợi cho việc chạy những công việc này, miễn là bạn tuân thủ với những điều khoản của Giấy phép này trong việc truyền tất cả tư liệu mà đối với chúng bạn không kiểm soát bản quyền. Những người vì thế mà tiến hành hoặc chạy các công việc bao trùm cho bạn phải làm quá chuyên biệt nhân danh bạn, theo đường hướng và sự kiểm soát của bạn, theo những điều khoản mà chúng cấm họ thực hiện bất kỳ bản sao nào của tư liệu có bản quyền của bạn ngoài mối quan hệ của họ với bạn.

  • Việc truyền theo bất kỳ hoàn cảnh nào khác chỉ được phép theo những điều kiện được nêu dưới đây. Việc cấp phép phụ là không được phép; phần 10 làm cho nó không cần thiết nữa.

3. Việc bảo vệ các Quyền Hợp pháp của Ngưới sử dụng Khỏi Luật Chống Phá vỡ

  • Không công việc bao trùm nào sẽ được coi là một phần của một biện pháp công nghệ hiệu quả theo bất kỳ luật được áp dụng nào làm tròn được nghĩa vụ theo điều 11 của hiệp ước bản quyền của WIPO được áp dụng vào ngày 20/12/1996, hoặc các luật tương tự cấm hoặc hạn chế sự phá vỡ các biện pháp như thế này.

  • Khi bạn truyền một công việc bao trùm, bạn từ bỏ bất kỳ sức mạnh pháp lý nào đối với sự phá vỡ bị cấm của các biện pháp công nghệ đối với việc mở rộng sự phá vỡ như vậy là có hiệu lực bởi việc thi hành các quyền theo Giấy phép này với sự tôn trọng đối với công việc bao trùm, và bạn từ bỏ bất kỳ dự định nào để hạn chế sự hoạt động hoặc sửa đổi công việc này như một phương tiện để ép, chống lại những người sử dụng công việc này, các quyền của bạn hoặc của bên thứ 3 đối với sự phá vỡ bị cấm đối với các biện pháp công nghệ.

4. Việc truyền các bản sao đúng nguyên bản

  • Bạn có thể truyền các bản sao đúng nguyên bản của mã nguồn Chương trình như bạn nhận nó, ở bất kỳ vật chung chuyển nào, miễn là bạn xuất bản một cách dễ dàng đập ngay vào mắt và thích đáng trên mỗi bản sao một lưu ý về bản quyền thích đáng; hãy giữ nguyên tất cả mọi lưu ý nói rằng Giấy phép này và bất kỳ những điều khoản không cho phép nào được bổ sung tuân thủ phần 7 áp dụng cho mã nguồn; hãy giữ nguyên tất cả những lưu ý về sự vắng mặt của bất kỳ sự đảm bảo nào; và trao cho tất cả những người nhận một bản sao của Giấy phép này cùng với Chương trình.

  • Bạn có thể lấy tiền bất kỳ giá nào hoặc không lấy tiền cho mỗi bản sao mà bạn truyền, và bạn có thể đưa ra sự hỗ trợ hoặc bảo vệ đảm bảo với một chi phí nào đó.

5. Việc truyền các phiên bản nguồn đã được sửa đổi

  • Bạn có thể truyền một công việc dựa vào Chương trình này, hoặc những sửa đổi để sản xuất nó từ Chương trình này, ở dạng mã nguồn theo những điều khoản của phần 4, miễn là bạn cũng đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:

    1. Công việc phải mang những lưu ý nổi bật nói rằng bạn đã sửa đổi nó, và đưa ra ngày tháng thích hợp.

    2. Công việc phải mang những lưu ý nổi bật nói rằng thứ này được tung ra theo Giấy phép này và bất kỳ những điều kiện nào được bổ sung theo phần 7. Yêu cầu này sửa đổi yêu cầu trong phần 4 về “giữ nguyên tất cả các lưu ý”.

    3. Bạn phải cấp phép cho toàn bộ công việc, một cách tổng thể, theo Giấy phép này cho bất kỳ ai mà sẽ sở hữu một bản sao. Giấy phép này vì thế sẽ áp dụng, cùng với bất kỳ điều khoản bổ sung nào được áp dụng cho phần 7, đối với toàn bộ công việc, và tất cả các phần, bất chấp cách mà chúng được đóng gói như thế nào. Giấy phép này không trao quyền để cấp phép cho công việc này theo bất kỳ cách nào khác, nhưng nó không làm mất hiệu lực các quyền như vậy nếu bạn đã nhận được nó một cách riêng rẽ.

    4. Nếu công việc này có những giao diện tương tác với người sử dụng, thì mỗi giao diện phải hiển thị những Lưu ý về Pháp lý Phù hợp; tuy nhiên, nếu Chương trình có các giao diện tương tác mà chúng không hiển thị những Lưu ý về Pháp lý Phù hợp, thì công việc của bạn không cần làm cho chúng làm như thế.

  • Việc biên soạn một công việc bao trùm với các công việc độc lập và riêng rẽ khác, mà chúng về bản chất tự nhiên không phải là những mở rộng của công việc bao trùm này, và chúng không được kết hợp với nó như để hình thành nên một chương trình lớn hơn, theo hoặc trên một số lượng của một vật chứa hoặc phân phối trung gian, sẽ được gọi là một “sự kết hợp” nếu việc biên soạn này và bản quyền kết quả của nó không được sử dụng để hạn chế sự truy cập hoặc các quyền pháp lý của những người sử dụng sự biên soạn này vượt ra ngoài những gì mà các công việc riêng rẽ cá nhân cho phép. Việc đưa vào của một công việc bao trùm trong một sự kết hợp không làm cho Giấy phép này phải áp dụng đối với các phần khác của sư kết hợp này.

6. Việc truyền các mẫu không phải là nguồn

  • Bạn có thể truyền một công việc bao trùm ở dạng mã nguồn vật thể theo những điều khoản của các phần 4 và 5, miễn là bạn cũng truyền Nguồn Tương ứng máy có thể đọc được theo các điều khoản của Giấy phép này, theo một trong những cách sau đây:

    1. Truyền mã nguồn vật thể, hoặc được nhúng, trong một sản phẩm vật lý (bao gồm một vật trung gian phân phối một cách vật lý được), cùng với Nguồn Tương ứng được định vị trong một vật trung gian vật lý bền lâu được sử dụng một cách thông thường cho việc trao đổi các phần mềm.

    2. Truyền mã nguồn vật thể, hoặc được nhúng,, trong một sản phẩm vật lý (bao gồm một vật trung gian phân phối một cách vật lý được), cùng với sự chào được viết ra, hợp lệ cho ít nhất là 3 năm và hợp lệ miễn là bạn đưa ra được các linh kiện thay thế hoặc sự hỗ trợ khách hàng cho mẫu sản phẩm đó, để trao cho bất kỳ ai, những người sở hữu mã nguồn vật thể đó hoặc một bản sao của Nguồn Tương ứng cho tất cả các phần mềm trong sản phẩm mà được bao trùm bởi Giấy phép này, trong một vật trung gian vật lý bền lâu được sử dụng một cách thông thường cho việc trao đổi các phần mềm, với một giá thành không lớn hơn giá chấp nhận được của bạn đối với việc thực hiện một cách vật lý việc truyền nguồn này, hoặc (2) truy cập để sao chép Nguồn Tương ứng từ một máy chủ mạng một cách miễn phí

    3. Truyền các bản sao riêng rẽ của mã nguồn vật thể này với một bản sao của lời chào được viết ra để cung cấp Nguồn Tương ứng này. Giải pháp thay thế này chỉ được phép một cách thỉnh thoảng và phi thương mại, và chỉ được phép nếu bạn đã nhận được mã nguồn vật thể với một sự chào như vậy, phù hợp với tiểu phần 6b.

    4. Truyền mã nguồn vật thể bằng việc đưa ra sự truy cập từ một nơi được chỉ định (trao tặng hoặc có chi phí), và đưa ra sự truy cập tương đương với Nguồn Tương ứng theo cùng cách thức thông qua cùng địa điểm mà không lấy thêm tiền. Bạn cần không đòi hỏi những người nhận để sao chép Nguồn Tương ứng cùng với mã nguồn vật thể. Nếu nơi để sao chép nguồn vật thể là một máy chủ mạng, thì Nguồn Tương ứng có thể trên một máy chủ khác (được vận hành bởi bạn hoặc một bên thứ 3) mà nó hỗ trợ những phương tiện sao chép tương đương, miễn là bạn duy trì những đường hướng rõ ràng bên cạnh mã nguồn vật thể, nói lên nơi để tìm Nguồn Tương ứng này. Bất kể máy chủ nào chứa Nguồn Tương ứng, thì bạn vẫn có trách nhiệm phải đảm bảo rằng nó sẵn sàng miẽn là cần thiết để thoả mãn những yêu cầu này.

    5. Truyền mã nguồn vật thế bằng việc sử dụng sự truyền tải điểm – điểm, miễn là bạn thông báo cho những người ngang hàng khác nơi mà mã nguồn vật thể và Nguồn Tương ứng của công việc này đang được chào cho công chúng nói chung một cách miễn phí theo tiểu phần 6d.

  • Phần có thể phân tách được của mã nguồn vật thể, mà mã nguồn của nó được trích ra từ Nguồn Tương ứng như một Thư viện Hệ thống, cần không được đưa vào trong việc truyền công việc mã nguồn vật thể.

  • Một “Sản phẩm cho Người sử dụng” hoặc là (1) một “sản phẩm cho người tiêu dùng”, mà có nghĩa là bất kỳ tài sản cá nhân hữu hình có thể sờ mó được nào mà nó được sử dụng một cách thông thường cho cá nhân, gia đình, hoặc các mục đích hộ gia đình, hoặc (2) bất kỳ thứ gì được thiết kế hoặc bán vì tổ chức trong một nơi nào đó. Trong việc xác định liệu một sản phẩm có là một sản phẩm cho người tiêu dùng hay không, những trường hợp nghi vấn sẽ được giải quyết có lợi cho việc theo dõi tin tức. Đối với một sản phẩm cụ thể nào đó được nhận bởi một người sử dụng cụ thể nào đó, thì “được sử dụng một cách thông thường” hiểu là một sự sử dụng thông thường hoặc chung chung của lớp sản phẩm đó, bất chấp tình trạng của người sử dụng cụ thể đó hoặc cách mà theo đó người sử dụng cụ t6heer đó thực sử sử dụng, hoặc mong đợi hoặc được mong đợi sử dụng, sản phẩm này. Một sản phẩm là một sản phẩm cho người tiêu dùng bất chấp việc liệu sản phẩm có sự sử dụng một cách tiềm tàng theo kiểu thương mại, công nghiệp hoặc không theo cách của người tiêu dùng hay không, trừ phi sự sử dung như vậy đại diện chỉ cho dạng thức đáng kể của việc sử dụng sản phẩm đó.

  • “Các thông tin cài đặt” cho một Sản phẩm cho Người sử dụng có nghĩa là bất kỳ phương thức nào, thủ tục nào, khoá xác thực nào, hoặc các thông tin khác được yêu cầu để cài đặt và thực thi những phiên bản được sửa đổi của một công việc bao trùm theo đó Sản phẩm cho Người sử dụng từ một phiên bản được sửa đổi của Nguồn Tương ứng của nó. Thông tin này phải đủ để đảm bảo rằng việc vận hành chức năng tiếp tục của mã nguồn vật thể được sửa đổi đó không khi nào bị cản trở hoặc bị can thiệp chỉ vì sự thay đổi đã được thực hiện.

  • Nếu bạn truyền một công việc với mã nguồn vật thể theo phần này theo, hoặc với, hoặc đặc biệt để sử dụng trong, một Sản phẩm cho Người sử dụng, và việc truyền xảy ra như một phần của một giao dịch trong đó quyền sở hữu và sử dụng của Sản phẩm cho Người sử dụng được truyền cho người nhận vĩnh viễn hoặc theo một khoảng thời gian được cố định nào đó (bất chấp cách mà giao dịch này được tiến hành thế nào), ghì Nguồn Tương ứng được truyền theo phần này phải được đi kèm bởi các Thông tin Cài đặt. Nhưng yêu cầu này không áp dụng nếu bạn hoặc bất kỳ bên thứ 3 nào không giữ lại khả năng cài đặt mã nguồn vật thể đã được sửa đổi trong Sản phẩm cho Người sử dụng (ví dụ, công việc này được cài đặt trong bộ nhớ chỉ đọc ROM).

  • Yêu cầu cung cấp Thông tin Cài đặt không bao gồm một yêu cầu để tiếp tục cung cấp dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo, hoặc cập nhật cho một công việc mà đã được sửa đổi hoặc được cài đặt bởi người nhận, hoặc đối với Sản phẩm cho Người sử dụng trong đó nó đã được sửa đổi hoặc được cài đặt. Việc truy cập tới một mạng có thể bị từ chối khi bản thân sự sửa đổi ảnh hưởng một cách hữu hình cụ thể và bất lợi cho hoạt động của mạng hoặc vi phạm các điều luật và giao thức cho việc giao tiếp qua mạng.

  • Nguồn Tương ứng được truyền, và Thông tin Cài đặt được cung cấp, tuân thủ với phần này phải ở trong một định dạng mà nó được viết thành tài liệu một cách công khai (và với một triển khai cài đặt sẵn sàng cho công chúng ở dạng mã nguồn), và phải yêu cầu không có mật khẩu hoặc khoá đặc biệt cho việc mở gói, đọc hoặc sao chép.

7. Các điều khoản bổ sung

  • “Những quyền bổ sung” là những điều khoản mà bổ sung cho các điều khoản của Giấy phép này bằng việc tạo ra những ngoại lệ từ một hoặc nhiều điều kiện của nó. Những quyền bổ sung mà áp dụng được cho toàn bộ Chương trình sẽ được đối xử như chúng đã được đưa vào trong Giấy phép này, với sự mở rộng thêm rằng chúng sẽ có hiệu lực theo luật được áp dụng. Nếu những quyền bổ sung chỉ áp dụng cho một phần của Chương trình này, thì phần đó có thể được sử dụng một cách tách biệt theo những quyền đó, nhưng toàn bộ Chương trình vẫn sẽ được quản lý bởi Giấy phép này mà không đề cập tơi những quyền bổ sung.

  • Khi bạn truyền một bản sao của công việc bao trùm, bạn có thể có lựa chọn loại bỏ bất kỳ quyền bổ sung nào từ bản sao đó, hoặc từ bất kỳ phần nào của nó. (Những quyền bổ sung có thể được viết để yêu cầu sự loại bỏ của riêng chúng trong những trường hợp cụ thể khi bạn sửa đổi công việc này). Bạn có thể đặt các quyền bổ sung vào tư liệu, được bạn bổ sung vào một công việc bao trùm, mà đối với nó bạn có hoặc có thể trao quyền bản quyền thích hợp.

  • Tuy nhiên bất kỳ sự cung cấp nào khác Giấy phép này, đối với tư liệu mà bạn bổ sung thêm vào một công việc bao trùm, thì bạn có thể (nếu được phép bởi những người giữ bản quyền của tư liệu đó) bổ sung những điều khoản của Giấy phép này với các điều khoản:

    1. Việc từ bỏ sự đảm bảo hoặc việc hạn chế trách nhệm một cách khác biệt với các điều khoản của phần 15 và 16 của Giấy phép này; hoặc

    2. Việc đòi hỏi giữ lại những lưu ý hoặc thẩm quyền của tác giả về pháp lý chấp nhận được được chỉ định theo dó tư liệu hoặc trong những Lưu ý về Pháp lý Phù hợp được hiển thị bởi các công việc có chứa nó; hoặc

    3. Việc cấm trình bày sai về gốc của tư liệu, hoặc việc đòi hỏi rằng các phiên bản được sửa đổi của tư liệu như vậy phải được đánh dấu theo các cách thức chấp nhận được như khác với phiên bản gốc; hoặc

    4. Việc hạn chế sử dụng đối với những mục đích công khai tên của những người cấp phép hoặc tác giả của tư liệu; hoặc

    5. Việc từ chối trao các quyền theo luật về thương hiệu cho việc sử dụng một số tên thương hiệu, hoặc các dấu hiệu dịch vụ; hoặc

    6. Việc yêu cầu bồi thường của những người cấp phép và tác giả của tư liệu đó bởi bất kỳ ai mà truyền tư liệu này (hoặc các phiên bản đã được sửa đổi của nó) vơi những giả thiết bằng hợp đồng về trách nhiệm đối với người nhận, vì bất kỳ trách nhiệm nào mà những giả thiết bằng hợp đồng này gây ảnh hưởng một cách trực tiếp tới những người cấp phép hoặc tác giả này.

  • Tất cả các điều khoản bổ sung không cho phép được xem là “những hạn chế xa hơn” trong nghĩa của phần 10. Nếu Chương trình như khi bạn đã nhận nó, hoặc bất kỳ phần nào của nó, có chứa một lưu ý nói rằng điều này được quản lý bởi Giấy phép này cùng với một điều khoản mà nó là một hạn chế xa hơn, thì bạn có thể loại bỏ điều khoản đó. Nếu một tài liệu giấy phép chứa một hạn chế xa hơn nhưng cho phép việc cấp phép lại hoặc truyền theo Giấy phép này, thì bạn có thể bổ sung thêm vào một tư liệu của công việc bao trùm được quản lý bởi những điều khoản của tài liệu giấy phép đó, miễn là hạn chế xa hơn này không qua được việc cấp phép lại hoặc việc truyền như vậy.

  • Nếu bạn bổ sung thêm các điều khoản cho một công việc bao trùm tuân thủ với phần này, thì bạn phải đặt, trong các tệp nguồn phù hợp, một tuyên bố về những điều khoản bổ sung thêm mà chúng áp dụng cho các tệp này, hoặc một lưu ý chỉ ra nơi tìm kiếm những điều khoản được áp dụng này.

  • Các điều khoản bổ sung, cho phép hoặc không cho phép, có thể được tuyên bố dưới dạng một giấy phép được viết ra một cách riêng rẽ, hoặc được tuyên bố như những ngoại lệ; những yêu cầu ở trên áp dụng hoặc theo các cách này.

8. Kết thúc

  • Bạn có thể không truyền bá hoặc sửa đổi một công việc bao trùm được ngoại trừ đã cung cấp nhanh chóng theo Giấy phép này. Bất kỳ dự định nào khác để truyền bá hoặc sửa đổi nó đều không có hiệu lực, và sẽ tự động chấm dứt các quyền của bạn theo Giấy phép này (bao gồm mọi giấy phép về bằng sáng chế được trao theo đoạn thứ 3 của phần 11).

  • Tuy nhiên, nếu bạn chấm dứt tất cả sự vi phạm Giấy phép này, thì giấy phép của bạn từ một người nắm giữ bản quyền cụ thể nào đó lại được phục hồi (a) một cách tạm thời, trừ phi và cho tới khi người giữ bản quyền dứt khoát và cuối cùng sẽ chấm dứt giấy phép của bạn, và (b) một cách vĩnh viễn, nếu người nắm giữ bản quyền không lưu ý cho bạn về sự vi phạm bởi một số phương tiện hợp lý nào đó trước 60 ngày sau sự chấm dứt này.

  • Hơn nữa, giấy phép của bạn từ một người giữ bản quyền đặc biệt nào đó sẽ được phục hồi một cách vĩnh viễn nếu người giữ bản quyền lưu ý cho bạn về sự vi phạm bởi một số phương tiện hợp lý, mà đây là lần đầu tiên bạn đã nhận được lưu ý về sự vi phạm Giấy phép này (cho bất kỳ công việc nào) từ người nắm giữ bản quyền đó, và bạn sửa chữa sự vi phạm đó trước 30 ngày sau khi nhận được lưu ý đó.

  • Việc chấm dứt các quyền của bạn theo phần này khôgn chấm dứt được các giấy phép của các bên mà đã nhận được các bản sao hoặc các quyền từ bạn theo Giấy phép ày. Nếu các quyền của bạn đã từng bị chấm dứt và không được phục hồi vĩnh viễn, thì bạn không đủ tư cách để nhận các giấy phép mới cho cùng một tư liệu theo phần 10.

9. Chấp nhận Không Yêu cầu Có các Bản sao

  • Bạn sẽ không bị yêu cầu phải chấp nhận Giấy phép này để nhận hoặc chạy một bản sao của Chương trình. Sự truyền bá một cách phụ thuộc đối với một công việc bao trùm chỉ xảy ra như một hậu quả của việc sử dụng sự truyền điểm – điểm để nhận một bản sao cũng không yêu cầu sự chấp thuận. Tuy nhiên, không có gì khác ngoài việc Giấy phép này trao cho bạn quyền để truyền bá hoặc sửa đổi bất kỳ công việc bao trùm nào. Những hành động này vi phạm bản quyền nếu bạn không chấp nhận Giấy phép này. Vì thế, bằng việc sửa đổi hoặc truyền bá một công việc bao trùm, bạn chỉ ra sự chấp thuận của bạn đối với Giấy phép này để làm như vậy.

10. Việc cấp phép tự động của những người nhận xuôi dòng xuống dưới

  • Mỗi lần bạn truyền một công việc bao trùm, thì người nhận sẽ tự động nhận được một giấy phép từ những người cấp phép gốc ban đầu, để chạy, sửa đổi hoặc truyền bá công việc đó, tuân thủ theo Giấy phép này. Bạn không có trách nhiệm đối với việc thúc ép tuân thủ bởi bên thứ 3 với Giấy phép này.

  • Một “giao dịch của thực thể” là một giao dịch truyền sự kiểm soát của một tổ chức, hoặc tất cả tài sản một cách đáng kể của một, hoặc phân nhỏ một tổ chức, hoặc sát nhập các tổ chức. Nếu sự tuyên truyền của một công việc bao trùm tạo ra kết quả từ một giao dịch của một thực thể, thì mỗi bên đối với giao dịch đó mà nhận được một bản sao của công việc này dù thế nào cũng nhận được các giấy phép đối với công việc mà người đi trước của các bên có quan tâm này đã có hoặc có thể trao theo đoạn trước, cộng với một quyền để sở hữu Nguồn Tương ứng của công việc này từ người đi trước có quan tâm, nếu người đi trước này có nó hoặc có thể có được nó bằng những nỗ lực hợp lý. 

  • Bạn có thể không bắt ép bất kỳ hạn chế nào xa hơn trong sự thi hành các quyền được trao hoặc được khẳng định theo Giấy phép này. Ví dụ, bạn có thể không ép buộc một phí giấy phép, phí bản quyền, hoặc những phí khác cho việc thi hành các quyền được trao theo Giấy phép này, và bạn có thể không khởi phát vụ tranh chấp (bao gồm một khiếu nại chéo hoặc chống khiếu nại trong một vụ kiện) viện lý rằng bất kỳ khiếu nại nào về bằng sáng chế cũng là bị vi phạm bởi việc tạo ra, sử dụng, bán, chào bán, hoặc nhập Chương trình này hoặc bất kỳ phần nào của nó.

11. Các bằng sáng chế

  • Một “người đóng góp” là một người nắm giữ bản quyền, người mà cho phép sử dụng theo Giấy phép này của Chương trình hoặc một công việc trong đó Chương trình này được dựa vào. Công việc này vì thế được cấp phép được gọi là “phiên bản của người đóng góp” của người đóng góp.

  • “Những khiếu nại về bằng sáng chế cơ bản” của một người đóng góp là tất cả các khiếu nại về bằng sáng chế được sở hữu hoặc được kiểm soát bởi người đóng góp, bất kể đã giành được hoặc sau này giành được, thì có thể bị vi phạm theo một số cách nào đó, được phép bởi Giấy phép này, về việc tạo ra, sử dụng, hoặc bán phiên bản của người đóng góp, nhưng không bao gồm các khiếu nại mà chúng có thể chỉ bị vi phạm như một hậu quả của sự sửa đổi tiếp xa hơn của của phiên bản của người đóng góp. Vì các mục đích của định nghĩa này, “sự kiểm soát” bao gồm quyền để trao các giấy phép phụ về bằng sáng chế theo cách phù hợp với những yêu cầu của Giấy phép này.

  • Mỗi một người đóng góp sẽ trao cho bạn một giấy phép về bằng sáng chế không độc quyền, mang tính toàn cầu, không có chi phí bản quyền theo những tuyên bố về bằng sáng chế cơ bản của người đóng góp, để tạo ra, sử dụng, bán, chào bán, nhập và nếu không thì chạy, sửa đổi và truyền bá các nội dung của phiên bản của người đóng góp của nó.

  • Trong 3 đoạn sau, một “giấy phép về bằng sáng chế” là bất kỳ thoả thuận hoặc cam kết rõ ràng nào, tuy nhiên được cho là, không ép buộc một bằng sáng chế (như một quyền rõ ràng để thực thi một bằng sáng chế hoặc thoả thuận không kiện về vi phạm bằng sáng chế). Đẻ “ban” một giấy phép về bằng sáng chế như vậy cho một bên có nghĩa là làm ra một thoả thuận hoặc cam kết như vậy không ép buộc một bằng sáng chế chống lại bên đó.

  • Nếu bạn truyền một công việc bao trùm, một cách có chủ ý dựa vào một giấy phép về bằng sáng chế, và Nguồn Tương ứng của công việc là không sẵn sàng cho bất kỳ ai để sao chép, miễn phí và theo các điều khoản của Giấy phép này, thông qua một máy chủ mạng sẵn sàng một cách công khai hoặc các phương tiện có thể truy cập được một cách sẵn sàng khác, thì sau đó bạn phải hoặc là (1) làm cho Nguồn Tương ứng sẽ được sẵn sàng, hoặc (2) dàn xếp để tự tước đi của bạn lợi ích về giấy phép về bằng sáng chế cho công việc cụ thể này, hoặc (3) dàn xếp, theo một cách rõ ràng với những yêu cầu của Giấy phép này, để mở rộng giấy phép về bằng sáng chế đối với những người nhận xuôi dòng xuống dưới. “Việc dựa vào một cách có chủ ý” những phương tiện mà bạn có tri thức thực sự mà, nhưng đối với giấy phép về bằng sáng chế, việc truyền của bạn công việc bao trùm trong một quốc gia, hoặc sự sử dụng của người nhận của bạn của công việc bao trùm trong một quốc gia, có thể vi phạm một hoặc nhiều bằng sáng chế có thể xác định được tại quốc gia đó mà bạn có lý do để tin tưởng là hợp lệ.

  • Nếu, chiểu theo hoặc theo sự kết nối với một giao dịch hoặc sự dàn xếp duy nhất, bạn truyền, hoặc tuyên truyền bằng việc giành được sự truyền của, một công việc bao trùm, và trao một giấy phép về bằng sáng chế cho một số bên nhận công việc bao trùm này qua việc trao quyền cho họ để sử dụng, truyền bá, sửa đổi hoặc truyền một bản sao cụ thể nào đó của công việc bao trùm, thì giấy phép về bằng sáng chế mà bạn trao sẽ tự động được mở rộng cho tất cả những người nhận công việc bao trùm này và các công việc dựa trên nó.

  • Một giấy phép về bằng sáng chế “không phân biệt đối xử” nếu nó không đưa vào trong phạm vi của sự bao trùm của nó, cấm đoán việc thực hành của, hoặc đặt điều kiện về sự không thực hành được của một hoặc nhiều hơn các quyền mà chúng được trao một cách đặc biệt theo Giấy phép này. Bạn có thể không truyền một công việc bao trùm nếu bạn là một bên đối với một sự sắp xếp với một bên thứ 3 mà nó là trong việc kinh doanh về phân phối phần mềm, theo đó bạn kiếm tiền cho bên thứ 3 dựa trên sự mở rộng hoạt động của bạn về việc truyền công việc này, và theo đó bên thứ 3 trao, cho bất kỳ bên nào mà có thể nhận công việc bao trùm từ bạn, một giấy phép về bằng sáng chế phân biệt đối xử (a) trong liên hệ với các bản sao của công việc bao trùm được truyền bởi bạn (hoặc các bản sao được làm ra từ các bản sao đó), hoặc (b) ban đầu vì và trong sự liên hệ với các sản phẩm hoặc những tài liệu biên tập cụ thể nào đó mà chứa đựng công việc bao trùm, trừ phi bạn tham gia vào sự dàn xếp đó, hoặc là giấy phép về bằng sáng chế đó đã được trao quyền, trước ngày 28/03/2007.

  • Không có gì trong Giấy phép này có thể phân tích được như việc loại trừ hoặc hạn chế bất kỳ giấy phép mặc nhiên nào hoặc như những sự bảo vệ nào khác cho sự vi phạm mà nếu khác đi có thể sẽ sẵn sàng cho bạn theo luật về bằng sáng chế được áp dụng.

12. Không đầu hàng đối với sự Tự do của những người khác

  • Nếu những điều kiện được áp đặt lên bạn (bất kể là do lệnh của toà án, thoả thuận hoặc cái gì khác) mà đối nghịch với các điều kiện của Giấy phép này, thì chúng không thực thi cho bạn được từ những điều kiện của Giấy phép này. Nếu bạn không thể truyền một công việc bao trùm sao cho làm thoả mãn được cùng một lúc những bổn phận của bạn theo Giấy phép này và bất kỳ những bổn phận thích đáng nào khác, thì như là hậu quả bạn có thể không truyền nó hoàn toàn thế thôi. Ví dụ, nếu bạn đồng ý với những điều khoản mà chúng bắt bạn phải thu thập một phí bản quyền cho việc truyền tiếp theo từ những người mà vì họ bạn truyền Chương trình này, cách duy nhất bạn có thẻ thoả mãn cả những điều khoản và Giấy phép này có thể sẽ phải kìm lại toàn bộ khỏi việc truyền Chương trình này.

13. Tương tác Mạng Từ xa; Sử dụng với GNU General Public License

  • Bất kể sự cung cấp khác nào của Giấy phép này, nếu bạn sửa đổi Chương trình, thì phiên bản được sửa đổi của bạn phải đưa rõ một cách rõ ràng cho tất cả những người sử dụng việc tương tác với nó từ xa thông qua một mạng máy tính (nếu phiên bản của bạn hỗ trợ sự tương tác như vậy) một cơ hội để nhận được Nguồn Tương ứng của phiên bản của bạn bằng việc cung cấp sự truy cập tới Nguồn Tương ứng từ một máy chủ mạng một cách miễn phí, thông qua một số phương tiện tiêu chuẩn hoặc theo lệ thường về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc sao chép các phần mềm. Nguồn Tương ứng này sẽ bao gồm Nguồn Tương ứng cho bất kỳ công việc nào được bao trùm bởi phiên bản 3 của GNU General Public License mà nó được kết hợp tuân theo đoạn sau.

  • Bất kể sự cung cấp nào khác theo phiên bản 3 của GNU General Public License, thì bạn có quyền để liên kết hoặc kết hợp bất kỳ công việc bao trùm nào với một công việc được cấp phép theo phiên bản 3 của GNU General Public License trong một công việc được kết hợp duy nhất nào, và để truyền công việc có kết quả. Các điều khoản của Giấy phép này sẽ tiếp tục phải áp dụng cho phần mà phần này là công việc bao trùm, còn công việc với phần mà nó được kết hợp vào sẽ được quản lý bởi phiên bản 3 của GNU General Public License.

14. Các phiên bản được duyệt lại của Giấy phép này

  • Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) có thể xuất bản các phiên bản mới và/hoặc được xét duyệt lại của GNU Affero General Public License theo thời gian. Những phiên bản mới như thế này sẽ là tương tự theo tinh thần đối với phiên bản hiện hành, nhưng có thể khác về chi tiết để giải quyết những vấn đề hoặc những mối quan tâm mới.

  • Mỗi phiên bản được đưa ra một số phiên bản phân biệt duy nhất. Nếu Chương trình này chỉ định rằng một phiên bản được đánh số nào đó của giấy phép GNU Affero General Public License “hoặc bất kỳ phiên bản nào sau đó” áp dụng cho nó, thì bạn có sự lựa chọn tuân thủ những điều khoản và điều kiện hoặc của phiên bản được đánh số đó hoặc của bất kỳ phiên bản mới hơn nào được xuất bản bởi FSF. Nếu Chương trình này không chỉ định một số phiên bản của GNU Affero General Public License, thì bạn có thể chọn bất kỳ phiên bản được xuất bản nào của FSF.

  • Nếu Chương trình này chỉ ra rằng một sự uỷ nhiệm có thể quyết định các phiên bản nào trong tuơng lai của GNU Affero General Public License có thể được sử dụng, thì tuyên bố công khai của sự uỷ quyền đó về sự chấp nhận của một phiên bản sẽ uỷ quyền một cách vĩnh viễn cho bạn chọn phiên bản đó cho Chương trình này.

  • Những phiên bản sau này có thể trao cho bạn những quyền bổ sung hoặc khác. Tuy nhiên, không bổn phận bổ sung nào sẽ ép buộc lên bất kỳ tác giả hoặc người nắm giữ bản quyền nào như là kết quả của việc bạn chọn tuân thủ một phiên bản sau này.

15. Khước từ đảm bảo

  • Không có đảm bảo cho Chương trình này, đối với việc mở rộng được phép bởi luật áp dụng, ngoại trừ nếu khác đi khi được tuyên bố bằng việc viết cho những người nắm giữ bản quyền và/hoặc các bên khác miễn là Chương trình này “là như vậy” không có sự đảm bảo cho bất kỳ dạng nào, hoặc được diễn đạt hoặc được ám chỉ, bao gồm nhưng không hạn chế đối với, những đảm bảo mặc nhiên viề tính có thể thương mại hoá được và tính thích hợp được cho một mục đích cụ thể. Toàn bộ rủi ro như đối với chất lượng và tốc độ thực thi của Chương trình là đi cùng với bạn. Chương trình có tỏ ra sai sót hay không, thì bạn hãy cho rằng giá thành của tất cả việc phục vụ, sửa chữa hoặc hiệu chỉnh cần thiết.

16. Hạn chế về trách nhiệm

  • Không trong sự kiện nào trừ phi được yêu cầu bởi luật được áp dụng hoặc được sự đồng ý bằng văn bản bất kỳ người nắm giữ bản quyền nào, hoặc bất kỳ bên nào khác mà sửa đổi và/hoặc truyền Chương trình này như được phép ở trên, sẽ có trách nhiệm đối với bạn về những tổn hại, bao gồm cả những tổn hại chung, đặc biệt, ngẫu nhiên hoặc là hậu quả nảy sinh ngoài việc sử dụng hoặc sự bất lực để sử dụng Chương trình (bao gồm những không bị hạn chế đối với những thiệt hại về dữ liệu hoặc dữ liệu được trả về không chính xác hoặc những thiệt hại được duy trì bởi bạn hoặc các bên thứ 3 hoặc một sự hỏng của Chương trình khi hoạt động với bất kỳ chương trình nào khác), ngay cả nếu người nắm giữ hoặc bên thứ 3 khác đã tư vấn về khả năng của những thiệt hại như vậy. 

17 Giải thích về các phần 15 và 16

  • Nếu sự từ chối đảm bảo và hạn chế về trách nhiệm được đưa ra ở trên không thể đuợc coi là có hiệu quả pháp lý của địa phương theo các điều khoản của chúng, thì các toà án xem xét lại sẽ áp dụng luật của địa phương mà tiếp cận được gần nhất về sự khước từ tuyệt đối của tất cả trách nhiệm dân sự có liên quan với Chương trình này, trừ phi một đảm bảo hoặc giả thiết về trách nhiệm đi theo một bản sao của Chương trình trả về có phí.

KẾT THÚC CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN

Làm thế nào để áp dụng các điều khoản và điều kiện

  • Nếu bạn phát triển một chương trình mới, và bạn muốn nó sẽ được sử dụng nhiều nhất có thể, thì cách tốt nhất để đạt được điều này là làm cho nó thành phần mềm tự do mà bất kỳ ai cũng có thể phân phối lại và thay đổi theo các điều khoản này.

  • Để làm được thế, hãy gắn những lưu ý sau vào chương trình. Nó là các an toàn nhất để gắn chúng tới chỗ bắt đầu của mỗi tệp nguồn đẻ tuyên bố một cách có hiệu quả nhất việc mở rộng về sự đảm bảo; và mỗi tệp phải có ít nhất dòng “copyright” (bản quyền) và con trỏ tới nơi mà lưu ý đầy đủ được tìm thấy.

Copyright ©

Chương trình này là phần mềm tự do: bạn có thể phân phối lại nó và/hoặc sửa đổi nó theo các điều khoản của giấy phép GNU Affero General Public License như được xuất bản bởi Quỹ Phần mềm Tự do (FSF), hoặc phiên bản 3 của Giấy phép này, hoặc (theo lựa chọn của bạn) bất kỳ phiên bản nào sau này.

Chương trình này được phân phối với hy vọng là nó sẽ hữu dụng, nhưng KHÔNG CÓ BẤT KỲ ĐẢM BẢO NÀO; không có ngay cả đảm bảo được ám chỉ về TÍNH CÓ THỂ THƯƠNG MẠI HOÁ ĐƯỢC hoặc TÍNH PHÙ HỢP CHO MỘT MỤC ĐÍCH CỤ THỂ NÀO ĐÓ. Xem giấy phép GNU Affero General Public License để biết chi tiết hơn.

Bạn phải nhận được một bản sao của GNU Affero General Public License cùng với chương trình này. Nếu không, hãy xem  <https://www.gnu.org/licenses/>.

  • Cũng bổ sung thông tin về cách liên hệ với bạn bằng thư điện tử và thư giấy.

  • Nếu phần mềm của bạn không thể tương tác được với những người sử dụng một cách từ xa thông qua một mạng máy tính, thì bạn cũng phải chắc chắn rằng nó cung cấp một cách nào đó cho người sử dụng để có được mã nguồn của nó. Ví dụ, nếu chương trình của bạn là một ứng dụng web, thì giao diện của nó có thể hiển thị một đường liên kết của “Nguồn” mà nó dẫn dắt người sử dụng tới một kho lưu trữ các mã nguồn. Có nhiều cách mà bạn có thể đưa ra mã nguồn, và các giải pháp khác nhau sẽ là tốt hơn cho các chương trình khác nhau; xem phân 13 đối với các yêu cẩu đặc biệt. 

  • Bạn cũng phải có nhân viên của bạn (nếu bạn làm việc như một lập trình viên) hoặc trường học, nếu có, để ký một “sự khước từ bản quyền” cho chương trình, nếu cần thiết.Để có thêm thông tin về điều này, và cách áp dụng và tuân thủ GNU AGPL, hãy xem  <https://www.gnu.org/licenses/>.

Được tạo bởi brett: http://www.gnu.org/licenses/agpl-3.0.rdf

Được sửa đổi lần mới nhất:12:55 pm, 01/06/2009